12C1 VIỆT VINH Xin Chào Bạn!

_Hãy đăng kí cùng tham gia hoạt động diển đàn không cần kích hoạt, thông tin ngắn gọn, mật khẩu phải khó, mã xác nhận dễ...
_Cấp bật đa dạng, trail mod linh hoạt, học sinh tích cực
12C1 VIỆT VINH Xin Chào Bạn!

_Hãy đăng kí cùng tham gia hoạt động diển đàn không cần kích hoạt, thông tin ngắn gọn, mật khẩu phải khó, mã xác nhận dễ...
_Cấp bật đa dạng, trail mod linh hoạt, học sinh tích cực
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN CỦA LỚP 12C1 VIỆT VINH BẮC QUANG HÀ GIANG KHÓA 1996-1999 ^_^...
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 vuong quoc nam chieu

Go down 
Tác giảThông điệp
hoangdong
DESIGNER
DESIGNER
hoangdong


Tổng số bài gửi : 96
Join date : 28/01/2010

vuong quoc nam chieu Empty
Bài gửiTiêu đề: vuong quoc nam chieu   vuong quoc nam chieu EmptySat May 08, 2010 10:00 pm

Mật tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6 tại Ấn Độ. Có một số ý kiến cho rằng có sự đồng nhất giữa tên gọi Mật Tông với Kim Cương Thừa (Vajrayāna). Tuy nhiên, tên gọi Kim Cương Thừa chỉ thấy xuất phát từ Tây Tạng, còn các nguồn kinh điển Hán tạng xưa không đề cập đến tên gọi này. Vấn đề này có thể thấy rõ qua nét khác biệt của hai đường lối tu giữa hai trường phái. Mật Tông xuất phát từ Trung Quốc sử dụng sự kết hợp giáo nghĩa của cả hai Kim Cương Giới và Thai Tạng Giới, trong khi đó Mật Tông Tây Tạng hiếm khi đề cập đến Thai Tạng Giới và Kinh Đại Nhật.

Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 7 và thịnh hành vào thế kỷ thứ 8 với sự xuất hện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Uý (zh. 善無畏, sa. śubhākārasiṃha; 637-735), Kim Cương Trí (zh. 金剛智, sa. vajrabodhi; 663-723) và Bất Không Kim Cương (zh. 不空金剛, sa. amoghavajra; 705-774). Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Thiện Vô Uý, được phong Quốc sư, là người dịch Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán với sự hỗ trợ của Sư Nhất Hạnh. Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na Lan Đà. Cả 3 Ngài: Kim Cang Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không từng được Sư Long Trí (là đệ của Ngài Long Thọ) truyền pháp.

Pháp môn này truyền vào Tây Tạng muộn hơn Trung Quốc, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 bởi Đại Sư Liên Hoa Sinh và tại đây Kim cương thừa đã hòa nhập với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng và được gọi là Lạt Ma giáo. Ở Tây Tạng, đệ tử chỉ được thu nhận vào Mật tông thông qua một nghi lễ khai ngộ (initiation) đặc biệt được tiến hành bởi một lạt ma có tên tuổi. Mật tông cũng chủ trương sự tự giác ngộ thông qua việc thiền định (meditation) và niệm chân ngôn (mantra). Dòng truyền thừa vào Tây Tạng xuất phát từ trung tâm Phật học Vikramasila.

Mật tông du nhập vào Nhật Bản vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9 bởi Hoằng Pháp Đại Sư Không Hải (zh. 空海, ja. kūkai). Sư đã đi sang Trung Quốc tầm sư học đạo và làm môn đệ của Đại sư Huệ Quả, một môn đệ của Bất Không. Sau khi về nước và lập ra trường phái Chân ngôn tông (ja. shingon-shū) rất hưng thịnh và là một trong những tông phái quan trọng của nền Phật giáo Nhật Bản.

Các yếu tố quan trọng của Mật tông là phép niệm chân ngôn, phép bắt ấn (sa. mudrā) và sử dụng Mạn-đồ-la cũng như các lần Quán đỉnh (zh. 灌頂, sa. abhiṣeka). Mật tông là giáo pháp mà sư phụ truyền cho học trò bằng lời (khẩu quyết) và đó là lí do mà Mật tông không được truyền bá rộng rãi. Mật Tông tại Trung Quốc rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này thì tuởng như suy vi hẳn. Thật ra, sau này do nhiều pháp sư lạm dụng sự huyền bí của chơn ngôn nên mật tông dần co cụm lại và truyền thụ cho những nguời có duyên với pháp môn này.

Tại Việt Nam, hiện có khá nhiều đạo tràng tu tập thiền tông khế hợp với mật tông. Có nhiều tác giả dịch thuật những bài kinh thuộc tạng kinh mật giáo như Thích Thiền Tâm, Thích Viên Đức, Thiền sư Nhẫn Tế v.v., ngoài ra còn có những vị tu theo mật pháp như Tịnh Danh Pháp Chủ, Nhật Quang, Phương Nghi Huyền Thạch công, Kim Cang Sư Thích Minh Đức v.v. Những tự viện từng theo pháp tu mật tông như chùa Tây Tạng (Bình Dương), Tịnh viện Hải Triều Âm (Đại Ninh)...
An Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Quốc kỳ An Nam (1920-1945)

An Nam là tên gọi của Việt Nam trong một số thời kỳ trước đây.

Thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường ở Trung Quốc đã đặt Việt Nam (tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay) là An Nam đô hộ phủ (679-757 và 766-866). Thời kỳ 757-766, Việt Nam mang tên Trấn Nam đô hộ phủ. Năm 866, thăng An Nam đô hộ làm Tĩnh Hải quân tiết độ.

Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Quốc, danh hiệu An Nam quốc vương (kể từ năm 1164).

Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể quốc hiệu là gì. Chẳng hạn, Cao Hùng Trưng (đời nhà Minh) đã viết cuốn An Nam chí (nguyên) về đất nước Đại Việt.

Ngay cuốn sách in đầu tiên của Việt Nam bằng chữ Hán năm 1335 cũng có nhan đề là An Nam chí lược (安南志略), do Lê Tắc (黎崱) viết.

Từ đó xuất hiện các cách gọi "người An Nam", "tiếng An Nam". Tên gọi đó dần dần được người châu Âu gọi theo. Chẳng hạn đã xuất hiện:

* Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển (tiếng) An Nam - Bồ (Đào Nha) - Latinh) của Alexandre de Rhodes 1651
* Dictionarium Anamitico Latinum (Từ điển An Nam - Latinh) của Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), 1838
* Dictionaire annamite - français (Từ điển An Nam - Pháp) của J. F. M. Génibrel, 1898

Nên nhắc lại là trong những tác phẩm do Alexandre de Rhodes viết nước "Annam" chỉ gồm có hai miền "Tunquin" (Bắc Bộ hoặc Đàng Ngoài) và "Cochinchine" (Nam Bộ hoặc Đàng Trong). "Cochinchine" lúc ấy, chính là miền Trung bây giờ : lúc sách "La glorieuse mort d'André catechiste de la Cochinchine" được ấn bản ở Paris vào năm 1653, thì cuộc Nam tiến của Đại Việt chỉ mới vào đến Nha Trang.

Trong lịch sử cận đại, "Annam" được sử dụng trong tiếng Pháp để chỉ phần đất Miền Trung Việt Nam (hay Trung Kỳ) do triều đình Huế của nhà Nguyễn cai trị dưới sự bảo hộ của Pháp. Ngày nay, người Việt thường hiểu từ "Annam" theo một nghĩa tiêu cực[1], mang hàm ý miệt thị dân tộc và vì vậy không thích sử dụng nó[2].
Về Đầu Trang Go down
 
vuong quoc nam chieu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vương Quốc Nam Chiếu
» Vương quốc Đại Lý

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THƯ VIỆN TƯ LIỆU-
Chuyển đến