12C1 VIỆT VINH Xin Chào Bạn!

_Hãy đăng kí cùng tham gia hoạt động diển đàn không cần kích hoạt, thông tin ngắn gọn, mật khẩu phải khó, mã xác nhận dễ...
_Cấp bật đa dạng, trail mod linh hoạt, học sinh tích cực
12C1 VIỆT VINH Xin Chào Bạn!

_Hãy đăng kí cùng tham gia hoạt động diển đàn không cần kích hoạt, thông tin ngắn gọn, mật khẩu phải khó, mã xác nhận dễ...
_Cấp bật đa dạng, trail mod linh hoạt, học sinh tích cực
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN CỦA LỚP 12C1 VIỆT VINH BẮC QUANG HÀ GIANG KHÓA 1996-1999 ^_^...
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Vương Quốc Nam Chiếu

Go down 
Tác giảThông điệp
hoangdong
DESIGNER
DESIGNER
hoangdong


Tổng số bài gửi : 96
Join date : 28/01/2010

Vương Quốc Nam Chiếu Empty
Bài gửiTiêu đề: Vương Quốc Nam Chiếu   Vương Quốc Nam Chiếu EmptySat May 08, 2010 9:22 pm

Vương Quốc Nam Chiếu Asia_800ad
Nam Chiếu, hay Nàn Cháo (tiếng Trung phồn thể: 南詔, giản thể: 南诏, bính âm: Nánzhāo, cách đọc khác: Nanchao, Nan Chao) là vương quốc của người Bạch (Bai) và người Di đã phát triển rực rỡ ở Đông Nam Á trong các thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Nó nằm trong khu vực tỉnh Vân Nam ngày nay của Trung Quốc.
Mục lục
[ẩn]

* 1 Sự thành lập và các dân tộc
* 2 Tôn giáo
* 3 Phát triển
* 4 Suy yếu
* 5 Bị lật đổ
* 6 Tham khảo

[sửa] Sự thành lập và các dân tộc

Nguyên thủy, ở đây có một vài bộ lạc của người Bạch sinh sống bằng nông nghiệp trong các vùng đất màu mỡ xung quanh hồ Nhị Hải. Mỗi một bộ lạc là một 'vương quốc' riêng biệt, được gọi là chiếu. Người ta nói rằng đã từng có 6 chiếu là Mông Huề, Việt Thác, Lãng Khung, Đằng Đạm, Thi Lãng, Mông Xá. Chiếu Mông Xá ở về phía nam nên đôi khi gọi là Nam Chiếu. Năm 737 đời vua Huyền Tông nhà Đường ở Trung Quốc, với sự hỗ trợ của quân đội nhà Đường, Bì La Cáp (tức P'i-lo-co) là vua của Mông Xá đã lần lượt thống nhất 6 chiếu, thành lập ra một vương quốc mới, gọi là Nam Chiếu. Về việc này Việt Nam Sử lược (VNSL) của Trần Trọng Kim có chép: "Trong khoảng năm Khai Nguyên (713-742) đời vua Huyền Tông nhà Đường, Nam Chiếu là Bì La Cáp cường thịnh lên, mà 5 chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan tiết độ sứ đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả 6 chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường thuận cho, và đặt tên là Qui Nghĩa. Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên, đem quân đi đánh Thổ Phồn...Bấy giờ Nam Chiếu đã mạnh lắm, bèn xưng đế và đặt quốc hiệu là Đại Mông quốc rồi lại đổi là Đại Lễ..."

Vương quốc Nam Chiếu duy trì một mối quan hệ mật thiết với nhà Đường, và chính quyền Nam Chiếu là của hai tộc người Bạch và Di (Yi). Một số nhà sử học còn cho rằng phần lớn dân cư là người Bạch, nhưng cầm quyền lại là người Di. Thủ đô của vương quốc này được thành lập năm 738 ở Thái Hòa (ngày nay là làng Thái Hòa, cách thành Đại Lý vài dặm về phía nam). Nằm ở trung tâm của thung lũng Nhĩ Hải, khu vực này khi đó là lý tưởng: nó giúp cho người ta dễ dàng chống lại các cuộc tấn công và nó nằm giữa một khu vực đất đai nông nghiệp màu mỡ.

Dân cư vùng phía tây và tây nam Nam Chiếu có lẽ phần lớn là các tộc người gốc Tây Tạng như Bạch, người Di (Lolo và La Hủ), phía đông nam có lẽ là người Thái và Miêu (Hmong), Dao. Tuy nhiên, tên các vua Nam Chiếu cho thấy có lẽ họ không phải là người Thái, vì họ đặt tên theo cách dùng âm tiết cuối của tên cha để bắt đầu tên con, phổ biến trong người Lolo và các nhóm Tạng-Miến khác nhưng không phổ biến trong người Thái. Cũng như vậy, có nhiều từ Nam Chiếu được ghi lại được xác định là ngôn ngữ Lolo, và không có trong từ vựng Thái.
[sửa] Tôn giáo

Nam Chiếu có một mối liên quan mật thiết với đạo Phật, được minh chứng bằng các nghệ thuật điêu khắc đá còn tồn tại từ thời kỳ đó. Một số học giả nói rằng đạo Phật dòng Asarya của Nam Chiếu có liên quan đến Phật giáo Ari của bộ phái Mật tông đã từng tồn tại ở Pagan, Myanma. Đây là kết quả của việc Nam Chiếu bành trướng thế lực và lãnh thổ của mình, kiểm soát một vùng rộng lớn nay là Vân Nam và một phần lãnh thổ Miến Điện và đông bắc Ấn Độ, mở đường thông thương giữa Trung Quốc với Ấn Độ. Việc Nam Chiếu, cũng giống như nhà Đường ở Trung Quốc, và An Nam khi đó, theo Phật giáo đã giúp đạo Phật lan tỏa, cũng như phổ biến văn hóa và kiến trúc Ấn Độ
[sửa] Phát triển

Năm 750, Nam Chiếu nổi lên chống lại nhà Đường. Để trả đũa, nhà Đường đem quân đội đến chống lại Nam Chiếu năm 751, nhưng đội quân này đã bị đánh bại ở Hạ Quan (Xiaguan). (Cùng năm này nhà Đường còn chịu một thất bại khác rất nặng nề dưới tay của người Ả Rập trong Trận chiến Talas ở Trung Á; các thất bại này đã làm nhà Đường suy yếu cả trong lẫn ngoài). Ngày nay mồ tướng (2 km về phía tây Hạ Quan), và mả vạn binh (trong công viên Thiên Bảo) là chứng tích cho thảm bại này. Năm 754 nhà Đường lại đem quân đội sang đánh, lần này từ phía bắc, nhưng cũng bị thất bại.

Được lợi từ những thành công này, Nam Chiếu phát triển và bành trướng rất nhanh, đầu tiên là vào Miến Điện, sau đó là toàn bộ Vân Nam ngày nay, xuống phía bắc Lào và Thái Lan, và sau đó về phía bắc tới Tứ Xuyên. Năm 764, Nam Chiếu thiết lập kinh đô thứ hai tại Côn Minh với một bộ máy hành chính quan lại rất hoàn chỉnh.

Năm 829, Thành Đô đã bị quân Nam Chiếu chiếm đóng; nó đã là một phần thưởng lớn, vì nó làm cho Nam Chiếu có khả năng đánh chiếm toàn bộ tỉnh Tứ Xuyên với những cánh đồng màu mỡ. Điều này là quá nhiều đối với người Trung Quốc, họ đã không mất nhiều thời gian để phản công.

Nam Chiếu cũng đã từng xâm chiếm An Nam (tên gọi khi đó của Việt Nam) từ những năm 858 tới năm 866. Về việc này, trong ĐVSKTT có chép (lược trích lại):

Mậu Dần, 858, (Đường Đại Trung, năm thứ 12). Mùa xuân, người Nam Chiếu kéo đến đông, đóng ở bến đò Cẩm Điền. Vương Thức khi đó là Giao Châu kinh lược đô hộ sứ, sai người đến dụ, chỉ một đêm người Nam Chiếu lại kéo đi. Nguyên nhân do đô hộ Lý Trác tham lam tàn bạo, mua hiếp bò ngựa của người Man, mỗi con chỉ trả cho một đấu muối, giết tù trưởng Man là Đỗ Tồn Thành, dân Man oán giận, dẫn đường cho người Nam Chiếu đến lấn cướp biên giới.

Tháng 5 năm ấy, người Nam Chiếu đến cướp, Thức đánh lui được.

Canh Thìn, 860, (Đường Ý Tông, Thôi Hàm Thông, năm thứ 1). Mùa đông, tháng 12, ngày Mậu Thân, người thổ man dẫn quân Nam Chiếu hợp lại hơn 30.000 người, đánh chiếm phủ trị.

Tân Tỵ, 861, (Đường Hàm Thông, năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, vua Đường phát quân Ung, Quản và các đạo lân cận sang cứu Lý Hộ, đánh lại Nam Chiếu. Mùa hạ, tháng 6, ngày Quý Sửu, vua Đường sai phòng ngự sứ Diêm Châu là Vương Khoan làm Kinh lược sứ An Nam. Bấy giờ Lý Hộ từ Vũ Châu thu nhặt quân người địa phương Giao Châu đánh bọn Nam Chiếu, lấy lại được phủ thành.

Nhâm Ngọ, 862, (Đường Hàm Thông, năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, Nam Chiếu lại vào cướp phá. Vương Khoan mấy lần sai sứ cáo cấp. Vua Đường sai Hồ Nam quan sát sứ là Sái Tập thay thế, đem binh các đạo Hứa, Hoạt, Từ, Biện, Kinh, Tương, Đàm, Ngạc, hợp lại 30.000, giao cho Tập để chống cự. Yếu thế, quân Nam Chiếu rút lui.

Mùa đông, tháng 10, Nam Chiếu đem 50.000 người đến cướp, Tập cáo cấp. Vua Đường sai lấy quân hai đạo Kinh Nam, Hồ Nam 2.000 người và nghĩa chinh ở Quế Quản 3.000 người đến Ung Châu chịu lệnh tiết chế của Trịnh Ngu để sang cứu Sái Tập. Tháng 12, Tập lại xin thêm quân, vua Đường sắc cho Sơn Nam đông đạo đem 1.000 quân cung nỏ sang cứu.

Quý Mùi, 863, (Đường Hàm Thông, năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Ngọ, quân Nam Chiếu đánh chiếm phủ thành. Nam Chiếu hai lần chiếm Giao Châu, vừa giết vừa bắt gần 150.000 người. Khi rút lui còn lưu lại 20.000 quân, sai Tư Tấn giữ thành Giao Châu. Người Di Lão ở các khe động đều hàng phục cả. Vua Nam Chiếu cho thuộc hạ là Đoàn Tù Thiên làm tiết độ sứ phủ Giao Châu.

Giáp Thân, 864, (Đường Hàm Thông, năm thứ 5). Mùa thu, tháng 7, vua Đường cho Cao Biền làm Đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ.

Ất Dậu, 865, (Đường Hàm Thông, năm thứ 6). Mùa thu, tháng 7, Cao Biền sửa quân ở trấn Hải Môn. Biền đem hơn 5.000 quân vượt biển đi trước. Tháng 9, Biền đến Nam Định, Phong Châu, quân Man gần 50.000 đương gặt lúa, Biền ập đến đánh tan, chém được bọn Trương Thuyên, thu lấy số lúa đã gặt để nuôi quân.

Bính Tuất, 866, (Đường Hàm Thông, năm thứ 7). Mùa hạ, tháng 4, Nam Chiếu sai Trương Tập giúp Tù Thiên đánh Giao Châu, cho Phạm Nật Ta làm Đô thống Giao Châu. Giám trận nhà Đường sai Vi Trọng Tể đem hơn 7.000 quân đến Phong Châu. Biền được thêm quân, tiến đánh Nam Chiếu, nhiều lần đánh tan được. Tháng ấy, Biền đánh tan quân Nam Chiếu, giết và bắt sống rất nhiều. Nam Chiếu thu quân còn sót chạy vào châu thành cố giữ. Mùa đông, tháng 10, Cao Biền vây châu thành hơn 10 ngày, người Man rất khốn quẫn. Biền đến nơi đốc thúc khích lệ tướng sĩ, lấy được thành, giết Tù Thiên và Chu Cổ Đạo là người thổ man dẫn đường cho quân Nam Chiếu, chém hơn 30.000 đầu. Quân Nam Chiếu trốn đi, Biền lại phá được hai động thổ man đã theo Nam Chiếu, giết tù trưởng. Người thổ man rủ nhau quy phục đến 17.000 người.

Ngoài ra, Nam Chiếu cũng đã nhiều lần tấn công Myanma. Từ giữa thế kỷ thứ 8 cho tới cuối thế kỷ thứ 9, Nam Chiếu là một cường quốc trong vùng nam Trung Quốc, bắc Đông Nam Á. Nó liên tục gây sức ép quân sự lên vương quốc Pyu ở miền trung Miến Điện bây giờ, quân Nam Chiếu đánh tới tận miền nam Miến Điện và miền bắc Thái Lan đầu thế kỷ thứ 9, mở cuộc viễn chinh đánh Chân Lạp và ghi lại là họ đã tiến tới tận bờ biển, liên tiếp tiến công vào An Nam đô hộ phủ thuộc nhà Đường trong khoảng thời gian 846-866. Đây là thời kỳ sức mạnh Nam Chiếu đạt đến đỉnh điểm, rồi dần suy đi, trước sức ép của Trung Quốc đang cường thịnh trở lại, và Việt Nam giành được độc lập.
[sửa] Suy yếu

Năm 873, Nam Chiếu bị đuổi khỏi Tứ Xuyên và bị đẩy lùi về Vân Nam. Việc chiếm đóng Thành Đô là mốc đỉnh cao của nhà Nam Chiếu, từ đó trở đi vương quốc Nam Chiếu bắt đầu suy yếu. Tới nửa sau thế kỷ 9, Nam Chiếu chỉ còn duy trì ảnh hưởng của mình ở vùng tây nam Trung Quốc, sau hàng thập kỷ chiến tranh liên tục. Tình hình chính trị nội bộ của Nam Chiếu cũng không ổn định với việc có tới 13 vua lên ngôi trong vòng 120 năm tiếp đó, và không ai trong số họ quan tâm đến việc bành trướng thế lực về phía nam nữa.
[sửa] Bị lật đổ

Năm 902, triều đại Nam Chiếu bị lật đổ, và sau đó là 3 triều đại kế tiếp nhau cho đến khi Đoàn Tư Bình nắm quyền năm 937 để thành lập ra Vương quốc Đại Lý.
Về Đầu Trang Go down
 
Vương Quốc Nam Chiếu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» vuong quoc nam chieu
» Vương quốc Đại Lý

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THƯ VIỆN TƯ LIỆU-
Chuyển đến